Hotline 0981 8899 30

5 Việc gia chủ bắt buộc phải làm khi tiến hành lễ nhập trạch

Tiến hành lễ nhập trạch như nào? 5 Việc bắt buộc phải làm khi tiến hành lệ nhập trạch là gì? Lễ nhập trạch là một trong 3 lễ thờ cúng không thể thiếu của người Việt khi tiến hành xây dựng nhà ở, chuyển đến nhà mới… Để báo cáo với thần linh, thổ địa và mong muốn được phù hộ, bảo vệ khi sinh sống ở đây.

Gia chủ trong truyền thống văn hóa Việt được hiểu là người đại diện đứng đầu gia đình về tâm linh. Người chịu trách nhiệm chính trong thờ cúng cũng như đứng tên trong xây dựng nhà ở gia đình. Trong quá trình xây nhà như động thổ, đổ trần…. đều cần có sự tham gia của gia chủ. Đối với lễ nhập trạch, sau khi xem ngày tốt về nhà mới theo tuổi gia chủ cần làm 5 việc để lễ nhập trạch mang lại may mắn cho gia đình. Cùng ban tho ANAMO tìm hiểu ngay qua những thông tin sau:

5 Việc gia chủ bắt buộc phải làm khi tiến hành lễ nhập trạch

Tự tay dọn dẹp đồ trước khi tiến hành lễ nhập trạch

Dọn dẹp đồ đạc từ nhà cũ đến nhà mới là một trong những việc cần thiết. Chính gia chủ và các thành viên khác trong gia đình sẽ là người dọn dẹp. Tránh việc nhờ người ngoài dọn dẹp sẽ không tốt cho của cải và tài lộc của gia đình. Những đồ dọn dẹp mang đến trong lễ nhập trạch chỉ là những đồ tượng trưng, chính vì thế sẽ không mất quá nhiều công sức. Các đồ đạc cần mang theo như chiếu ngủ, bếp lửa, chổi quét, lễ vật… Các đồ này cần được lau chùi sạch sẽ, sắp xếp ngay ngắn trước khi mang sang nhà mới vào ngày tốt nhập trạch. Không mang những đồ quá cũ sang nhà mới, điều này không tốt cho phong thủy.

Mang bài vị tổ tiên, bát hương để tiến hành lễ nhập trạch

  • Bài vị tổ tiên, bát hương là 2 đồ thờ cúng trên bàn thờ gia tiên không thể thiếu của người dân Việt Nam. Đây được xem là các đồ vật linh thiêng nhất, nơi mà tổ tiên, những người âm ở lại.
  • Mang theo chúng để báo cáo cho thế giới tâm linh, tổ tiên về sự thay đổi nơi ở, cầu mong được sự che chở, luôn đi theo bảo vệ, phù hộ của những người đi trước trong gia đình. Thể hiện sự kính trọng thế giới tâm linh.
  • Bài vị có thể là bài vị thờ cúng tổ tiên, thần linh… được lau chùi sạch sẽ trước khi mang đến nhà mới. Bốc bát hương, thay tro, đặt bát hương ở những nơi khô ráo, sạch sẽ.
  • Chính gia chủ sẽ là người cầm bát hương, bài vị gia tiên đến nhà mới. Khi cầm, lưu ý gia chủ là người đi đầu tiên, sau đó mới đến các thành viên khác trong gia đình cầm các đồ đạc khác đi theo.
  • Khi bước qua cổng nên bước chân trái trước, chân phải sau. Bước đi khoan thai, không nên quá vội vàng, gấp gáp điều này không tốt cho cuộc sống sau này của gia đình. Chính vì thế, bạn nên chuyển nhà vào các buổi sáng, trưa, chiều tối. Tránh chuyển nhà vào ban đêm.

Thắp nhang, đọc văn khấn nhập trạch

Sau khi sắp xếp đầy đủ đồ thờ cúng, gia chủ là cần là người thắp nhang vào bát hương để báo cáo thần linh, thổ địa về sự có mặc của các thành viên mới. Cũng chính gia chủ là người đọc văn khấn nhập trạch. Gia chủ có thể học thuộc trước hoặc cầm sách để đọc. Bài văn khấn ngày nhập trạch này thường có trong các sách nhập trạch được bán ở các hiệu sách, hoặc cũng có thể hỏi thầy phong thủy… Sau khi nhang đã tàn, chính gia chủ là người cáo gia tiên về việc hoàn thành buổi lễ để xin phép hóa vàng mã và sắp xếp đồ đạc vào nhà.

Gia chủ là người hóa vàng thờ cúng

Sau khi tiến hành lễ nhập trạch. Gia chủ của gia đình sẽ là người dọn dẹp và hóa vàng cúng để hoàn thành nghi lễ nhập trạch. Khi gia chủ hóa vàng lưu ý rằng phần tiền vàng của gia thần cần được hóa trước sau đó mới đến phần tiền vàng của tổ tiên hóa sau.

6 Việc bắt buộc phải làm trước khi tiến hành lễ nhập trạch

Sau khi hóa vàng mã, gia chủ đổ một chén rượu cúng vào đống tro vàng mã với quan niệm các đồ thờ cúng được gửi đúng nơi đến người nhận. Trong lễ chuyển về nhà mới, vàng mã thờ cúng có thể bổ sung thêm nhà cho người âm, để thể hiện sự đủ đầy, thay đổi. Không cần chọn nhà vàng mã quá lớn, chỉ cần chọn những ngôi nhà tượng trưng mang tính chất báo cáo.

Chủ nhà trực tiếp đun nước sôi, mở vòi nước chảy

Sau khi tiến hành các nghi lễ thờ cúng thần linh nhập trạch. Gia chủ cần là người đun sôi nước trên bếp lửa và mở cho vòi nước chảy. Việc đun sôi nước này để thể hiện cho việc tạo dương khí, hơi ấm trong nhà, dồi dào của cải. Mở vòi nước chảy tượng trưng cho vạn sự như ý, của cải đủ đầy trong câu ca dao “tiền vào như nước”. Gia chủ đun nước còn nhằm mục đích sử dụng nước đó để pha trà dâng lên thần linh. Lưu ý, nên mang bếp lửa vào nhà, không nên mang bếp điện (chỉ sinh nhiệt, không có ngọn lửa).

Trên đây là 5 việc tiến hành lễ nhập trạch mà gia chủ cần làm để mang lại những điều may mắn, tài lộc cho gia đình. Ngoài ra, trong lễ nhập trạch gia chủ phải luôn giữ cho mình tâm thế vui vẻ, tươi tắn, tránh cáu giận, nổi nóng trong ngày này sẽ không tốt. Không nên chửi bới, to tiếng trong ngày nhập trạch.

Để chuẩn bị đầy đủ cho lễ nhập trạch bạn nên tham khảo thêm các bài viết về hoa quả, ngày giờ nhập trạch…Hy vọng, với những thông tin mà ANAMO cung cấp đã cho bạn những kiến thức hữu ích mới. Theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để hiểu hơn về lễ nhập trạch, mâm cúng nhập trạch cần thiết trong ngày nhập trạch.

 

Giới thiệu Anamo

Bàn Thờ Anamo     Giới thiệu      Sơ đồ trang       Liên hệ       Điều khoản

Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0106016930 cấp ngày 22/10/2012 tại sở KH&ĐT Hà Nội

Website đã đăng ký với Bộ Công Thương.

ANAMO là thương hiệu của những sản phẩm BÀN THỜ HIỆN ĐẠI

Địa chỉ: 171 Nguyễn Ngọc Vũ - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội

Email: bantho.anamo@gmail.com

Website: bantho.com.vn designed by Anamo

Tư vấn sản phẩmX