Hotline 0981 8899 30

Lựa chọn bát hương cho nghi lễ nhập trạch

Bát hương hay còn gọi là bát nhang, một thứ không rất quan trọng gia chủ cần lưu tâm hơn cả việc xem ngày tốt về nhà mới ,bát nhang chắc chắc không thể nào thiếu được trong ban thờ nhập trạch. Bát nhang thờ là nơi hội tụ tâm thức, giác ngộ.Trong văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam ta thì trên ban thờ nói chung và trong nghi thức nhập trạch nói riêng thì không thể thiếu bát hương, nó được coi là nơi giáng của các hương linh,thánh, tổ tiên thần..  và cũng là nơi thể hiện sự thành kính của gia chủ trong gia đình đối với cõi âm.  

Bát nhang trên tủ thờ 3 cấp trong lễ nhập trạch giống như một sợi dây vô hình kết nối giữa cõi âm và cõi dương để gia chủ báo cáo với thần linh cai quản khu đất mà gia chủ mới dọn đến sống và xin thần linh và gia tiên ban phước lành khi sống trên mảnh đất mới mà họ dọn tới.

Lựa chọn bát hương cho nghi lễ nhập trạch

Chọn kích cỡ bát hương nhập trạch như thế nào ?

Chọn lựa kích cỡ bát hương trong lễ nhập trạch cũng phải phù hợp với mục đích thờ cúng của gia đình, như bàn thờ Gia Tiên, hoặc ban thờ Thần Tài. Có nhà chỉ có 1 bát hương trên mẫu bàn thờ chung cư, cũng có nhà có 3 bát hương. Còn tùy từng nhà, thầy phong thủy xem xét và đặt khoảng cách các bát hương xa hay gần.

Trong lễ nhập trạch bát hương cần có những gì?

Bộ thất bảo đi kèm bát hương nhập trạch

Bộ Thất bảo là 7 thứ quý mà người xưa coi trọng đi kèm bát hương nhập trạch như: vàng, bạc,hổ phách, xà cừ, trân châu, mã não, san hô, dùng để trang điểm hoặc khảm vào đồ dùng trong nhà. Thất Bảo làm đồ giả là không tốt. Có thể thay bằng một chút vàng lá hoặc một chút bạc thật. Người không có điều kiện thì có thể đặt Thất bảo là một đồng tiền giấy 500đ hoặc 1- 10.000đ là được rồi.

Ngày nay Thất bảo thường làm đồ giả bán kèm theo bát hương, không có giá trị. Có khi chỉ là một bao giấy, bên trong có một số mảnh giấy kim tuyến có màu khác nhau, cũng chỉ là đồ giả mang tính tượng trưng tuy nhiên theo các nhà phong thủy các chuyên gia nghiên cứu tâm linh lâu năm có nhiều kinh nghiệm thì việc dùng đồ giả tượng trưng sẽ không đem lại may mắn và sinh khí tươi mới cho bát hương nhập trạch.

Tờ hiệu viết tên Gia chủ và tên người được thờ.

Tờ hiệu trong bát hương nhập trạch thường được in bằng loại giấy vàng và ghi bằng chữ màu đỏ, loại giấy này có bán kèm theo bát hương. Tên người được thờ trong gia đình phải được viết dọc vào ô trống ở giữa. Có thể viết chữ đỏ bằng tiếng Việt, chữ Nôm, chữ Hán hoặc ngôn ngữ nào cũng được. Một bát hương thờ nhiều người thì ghi chung vào 1 tờ hiệu hoặc ghi thêm tờ hiệu khác đều được. Ví dụ lời viết thường được viết như sau:

  • Thờ Thần linh Thổ công : Phụng thờ: Thần linh Thổ công chư vị chân linh.
  • Thờ Bà cô Ông mãnh (là những người chết trẻ trong dòng họ): Phụng thờ: Bà cô Ông mãnh dòng họ Cao Hữu chân linh vị tiền.
  • Thờ Đức Phật: Phụng thờ: Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát anh minh.
  • Thờ Thần tài: Phụng thờ Thần tài Bà chúa kho (hoặc Ông Lộc, hoặc Thái Bạch tinh quân…) chư vị chân linh.
  • Thờ Gia tiên: Phụng thờ: Đại nội tổ tiên dòng họ Cao Hữu chư vị chân linh.

Bộ thất bảo và tờ hiệu đều phải được gói trong một tờ giấy tráng kim để bảo vệ rồi đặt dưới đáy bát hương nhập trạch.

Quy trình sắp đặt bát hương nhập trạch

  • Trước tiên, khi mua một bát hương về gia chủ phải rửa qua nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho bát hương luôn thơm ngát để làm sạch những phần hữu hình rồi phơ cho khô hay đem xông trầm hương. Nước đã dùng để rửa bát hương nhập trạch phải được đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.
  • Tiếp theo ở phần đáy bát hương nhập trạch bạn hãy một mảnh giấy trang kim vàng ( miếng trang kim vàng có đựng tờ hiệu và bộ thất bảo chúng tôi đã nêu ở phần trên )
  • Bát hương nhập trạch đã được làm đúng pháp là phải có cốt . Ngoài bộ thất bảo ra trong bát nhang nhập trạch còn còn nên có tiền âm (“Ngũ Lộ Thần tài”), tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 (sinh) được gấp thành các chiếc thuyền nhỏ xếp xung quanh khối cốt thất bảo.
  • Sau đó hãy đổ tro đốt bằng rơm nếp (hay trấu) mà ngày nay thường có bán tại các hàng bán vàng mã để vào cho đầy bát nhang nhập trạch và đừng nên cho cát vì cát quá nặng và không phù hợp với phong thủy ban thờ gia đình bạn vì lẫn nhiều tạp chất.Hoặc bạn có thể dùng trấu rất tốt bởi trấu bọc gạo là hạt ngọc của Trời, trấu rất thanh sạch và cao quý.
  • Sau cùng  khi đã sắp xếp bát hương xong là gia chủ phải đọc Kinh hay văn khấn lễ nhập trạch Chú Mật Tông, Tiên Gia tùy theo môn phái của Thày để an vị Bát nhang. Khi làm phép lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác. Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và Bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ).
  • Nhiều gia chủ còn rất cẩn thận dán ra ngoài bát hương ở chính diện, nơi in hình mặt trời có 2 con rồng chầu vào một mảnh giấy đỏ có viết chữ bằng mực Tàu tên của bát hương nhập trạch.

Trên đây là những lưu ý đảm bảo cho việc bốc bát hương nhập trạch như thế nào cho đúng và thật chuẩn xác. Hi vọng những chia sẻ kinh nghiệm trên đây của ANAMO sẽ giúp ích cho gia chủ trong việc thờ cúng thực hiện nghi lễ nhập trạch. Nếu bạn chưa biết chọn xem ngày đẹp khai trương hay chọn ngày thực hiện lễ nhập trạch ra sao hãy tham khảo những bài viết sau của ANAMO chúng tôi nhé.

 

Giới thiệu Anamo

Bàn Thờ Anamo     Giới thiệu      Sơ đồ trang       Liên hệ       Điều khoản

Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0106016930 cấp ngày 22/10/2012 tại sở KH&ĐT Hà Nội

Website đã đăng ký với Bộ Công Thương.

ANAMO là thương hiệu của những sản phẩm BÀN THỜ HIỆN ĐẠI

Địa chỉ: 171 Nguyễn Ngọc Vũ - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội

Email: bantho.anamo@gmail.com

Website: bantho.com.vn designed by Anamo

Tư vấn sản phẩmX