Lạy và vái trong thờ cúng để thể hiện lòng thành, sự biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Trong các ngày thờ cúng, trước bàn thờ chúng ta thường vái hoặc lạy. Tuy nhiên, 2,3,4 hay 5 lạy, vái thì hợp? Số lượng lạy và vái khác nhau lại có những ý nghĩa riêng biệt. Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua một số thông tin sau:
Khác với Trung Quốc trong các ngày thờ cúng thông thường người ta quy định lạy và vái 3 lần thì ở Việt Nam có thể là 2,3,4 hoặc 5 tùy vào từng ý nghĩa của hoạt động thờ cúng.
Danh mục bài viết
Ý nghĩa lạy và vái
Hai lạy, hai vái
Trong thờ cúng gia tiên, người ta thường vái 2 hoặc lạy 2 trong trường hợp những đôi cô dâu chú dễ lạy cha mẹ, dùng để thể hiện sự tôn trọng khi đi phúng điếu với người quá cố lớn tuổi hơn, có vai vế hơn.
Thông thường người ta thường chỉ lạy hoặc vái. Trường hợp kết hợp cả lạy và vái thì sau khi đã lạy, người ta thường vái 3 vái. Vái người quá cố trong lúc hạ huyệt 4 vái.
Theo nguyên lý âm-dương, khi chưa chôn, người quá cố trên trần gian được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải lạy 4 lạy.
Ba lạy, ba vái
Ba lạy trong thờ cúng tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng ở bàn thờ Phật treo tường. Vì thế mà khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Phật thể hiện cho sự giác ngộ và chính thiện. Pháp để thể hiện cho sự chính đáng, không trái với lương tâm. Tăng thể hiện cho sự trong sạch, thanh tịnh. Thể hiện cho việc hướng Phật và làm theo những điều Phật dạy. Nếu không lạy được người ta thường vái Phật 3 lạy.
Bốn lạy, bốn vái
Người ta thường lạy bốn lạy để tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh-thần. Bên cạnh việc thờ cúng bằng đồ thờ cúng bằng đồng vĩnh tiến. Bốn lạy cũng có nghĩa chỉ bốn phương đông-tây-nam-bắc, và tứ-tượng (Thái Dương,Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm). Bốn lạy dùng để thờ cúng cả âm và dương, để đề cao cả hồn và vía.
Cũng như bốn lạy, bốn vái dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không lạy thì dùng bái để thay thế.
Năm lạy, năm vái
5 lạy và 5 vái trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hỏa, và thổ. Hơn nữa, nó dùng để lạy vua chúa thời xưa vì thế mà ngày nay trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương, ban tế lễ thường lạy 5 lạy để thể hiện truyền thống của dân tộc.
Tùy từng sự kiện để người ta lạy và vái số lượng khác nhau. Mặc dù lạy hay vái thì trước bàn thờ gia tiên cũng cần thể hiện sự thành tâm, kính cẩn. Để tìm hiểu thêm về phong tục thờ cúng, bày bàn thờ… Tham khảo thêm các bài viết của ANAMO để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.